DIEN DAN THOI TRANG VA LAM DEP
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Du lịch Hà Nội cuối tuần thăm các làng nghề truyền thống

Go down

Du lịch Hà Nội cuối tuần thăm các làng nghề truyền thống Empty Du lịch Hà Nội cuối tuần thăm các làng nghề truyền thống

Bài gửi  hienkt81 Tue Nov 11, 2014 1:01 am

Vào các dịp cuối tuần mọi người đã biết đi đâu chưa? Nếu còn băn khoăn thì các làng nghề truyền thống dưới đây sẽ là một lựa chọn thú vị cho các bạn đó. Không phải làng gốm Bát Tràng hay làng nón Chuông đã quá quen thuộc mà là những làng nghề khác không kém phần hấp dẫn:

1.Làng chuồn chuồn tre Thạch Xá


Thạch Xá là làng làm chuồn chuồn tre nổi tiếng ở Thạch Thất, Hà Nội. Làng nghề này gần chùa Tây Phương, chỉ cách Hà Nội chừng 35 km. Chuồn chuồn tre ở đây rất đẹp và có thể giữ thăng bằng bởi phần đầu trên những điểm tựa nhỏ. Có 3 loại chuồn chuồn theo cỡ lớn, vừa và nhỏ với độ dài tương ứng là 12 – 15 và 18 cm được làm tại đây. Cầu kỳ hơn, bạn có thể đặt theo ý mình hay tự làm dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân trong làng. Chính vì thế khách du lịch rất yêu thích những sản phẩm này.

chuồn chuồn tre thạch xá

Chỉ đường: Từ Hà Nội, bạn đi theo hướng đại lộ Thăng Long khoảng 25 km đến Thạch Thất sau đó rẽ phải, đi tiếp 10 km nữa để hỏi thăm đường đến chùa Tây Phương. Khi thấy biển chùa Tây Phương thì rẽ trái. Làng nằm ngay dưới chân ngọn núi này, nơi có chùa Tây Phương tọa lạc.



Tham khảo thêm: Đặt phòng khách sạn Hà Nội


2.Làng tương bần Yên Nhân:


Tương bần được sản xuất ở thị trấn Bần Yên Nhân, Hưng Yên. Trước kia tương bần là sản phẩm được dung để tiến vua. Ngày nay tương bần nổi tiếng khắp cả nước. Nguyên liệu làm tương là nếp cái hoa vàng, đỗ tương và muối. Quy trình làm tương Bần trải qua ba bước chính là lên mốc xôi nếp, ngả đỗ và ủ tương. Gạo nếp đem ngâm rồi nấu chín thành xôi sau đó xới ra nong để khoảng 2 ngày cho lên mốc vàng. Đỗ tương rang vàng rồi xay nhỏ và ngâm trong chum sành từ 7 đến 10 ngày để đỗ lên màu. Sau khi hai bước này hoàn tất, người làm tương sẽ lấy nước đỗ ngâm trong chum tưới lên mốc xôi và trộn đều. Để như vậy thêm 1 ngày 1 đêm nữa cho xôi mốc lên vàng mới cho vào chum đỗ tương có trộn muối tinh và phơi ngoài trời nắng.
Tương bần Yên Nhân có màu vàng như mật ong và là thứ nước chấm không thể thiếu của bánh đúc, bánh tẻ… Không chỉ vậy, tương bần còn giúp các món ăn dậy mùi và đậm đà khi chế biến.

tương bần yên nhân


Chỉ đường: Từ Hà Nội, bạn đi theo hướng đại lộ Thăng Long khoảng 25 km đến Thạch Thất sau đó rẽ phải, đi tiếp 10 km nữa để hỏi thăm đường đến chùa Tây Phương. Khi thấy biển chùa Tây Phương thì rẽ trái. Làng nằm ngay dưới chân ngọn núi này, nơi có chùa Tây Phương tọa lạc.

3.Làng quạt Chàng Sơn


Nghề làm quạt Chàng Sơn đã tồn tại hàng trăm năm. Ngay từ thế kỷ 19, những chiếc quạt Chàng Sơn đã được những người Pháp mang đi triển lãm tại kinh đo Paris hoa lệ. Không chỉ vậy, người làm quạt giỏi nhất làng còn được phong chức Bá Hộ.
Những chiếc quạt Chàng Sơn nổi tiếng đẹp và bền. Tre làm quạt phải dẻo, không mối mọt, sợi mây phải óng mượt và dài để không bị đứt đoạn khi viền. Giấy làm quạt phải làm giấy dó, giấy điệp mua ở Đông Hồ để tranh vẽ lên màu đẹp nhất.
Chỉ đường: Làng quạt Chàng Sơn: Nằm cùng trục đường tới làng Thạch Xá (làng chuồn chuồn tre Thạch Xá ở trên) nhưng bạn không rẽ phải vào chùa Tây Phương mà rẽ theo hướng ngược lại.

Làng quạt chàng sơn


4.Làng rối nước Đào Thục


Làng Đào Thục ở huyện Đông Anh, Hà Nội, đã vang danh trong nước và cả quốc tế về nghệ thuật dân gian rối nước, đã có gần 300 năm nay. Khách đến Đào Thục có thể tới vào cuối năm hay đầu xuân là thời gian đông khách du lịch. Vào dịp này, mỗi tháng các nghệ nhân sẽ diễn khoảng 20 buổi hoặc hơn. Trước đây, các buổi biểu diễn được tổ chức tại ao làng với sân khấu được chiếu sáng bởi đèn dầu, đuốc và chưa có chỗ ngồi. Nhưng hiện tại, ao làng đã được xây dựng thêm nhà thủy đình đẹp đẽ và có sắp đặt chỗ ngồi thuận tiện cho khách.

làng rối nước đào thục


Chỉ đường: Đi qua cầu Đuống rẽ trái theo quốc lộ 3 chừng 20km nữa đến cầu Phủ Lỗ thì rẻ phải, men theo triền đê sông Cà Lồ về thôn Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội). Tổng đường đi khoảng 24 km.


5.Làng thêu Quất Động


Quất Động là làng thêu nổi tiếng, có lịch sử từ thế kỷ 17. Khi đó, thợ thêu ở đây chỉ làm các loại nghi môn, câu đối, trướng và các loại khăn chầu. Tuy nhiên đến đầu thế kỷ 20, nghề thêu ở đây đã trở nên tinh tế và khéo léo hơn và đạt đến độ thẩm mỹ cao cũng như đa dạng về sản phẩm.
Điều làm nên nét quyến rũ của bức tranh thêu không chỉ ở nguyên liệu hay chủ đề đa dạng mà nằm ở kỹ thuật của mỗi người thợ. Mỗi một bức tranh thêu đòi hỏi người thợ Quất Động phải có một tâm hồn nhạy cảm với cái đẹp và thật kiên trì. Khi ấy mọi kỹ thuật thêu như nối đầu, đâm xô, thụt lùi… mới kết hợp với nhau nhuần nhuyễn và cái hồn của tác phẩm mới thoát ra khỏi từng đường kim mũi chỉ.

làng thêu quất động


Chỉ đường: Bạn đi theo đường Giải Phóng, qua thị trấn Văn Điển, tới chợ Vồi sẽ thấy biển chỉ dẫn bên đường.

hienkt81

Tổng số bài gửi : 9
Registration date : 10/07/2014

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết